Tôn mạ màu là vật liệu được dùng chuyên làm mái tôn trong xây dựng. Ưu điểm của nó chính là độ bền cao và khả năng chống ăn mòn tốt. Để có được sản phẩm có chất lượng tốt như vậy hẳn quy trình sản xuất tôn mạ màu phải rất nghiệm ngặt và chính xác. Các chuyên gia trong lĩnh vực làm tôn mạ màu sẽ nói cho chúng ta biết 5 bước theo quy trình theo tiêu chuẩn ISO để sản xuất tôn mạ màu chất lượng cao.
Lựa chọn nguyên liệu đầu vào và tẩy rửa bề mặt
Nguyên liệu sản xuất là thép cuộn cán nguội cứng có độ dày 0,125-0,8 mm, khổ rộng từ 750-1219 mm. Trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất người ta sẽ kiểm tra các thông số như trọng lượng lý thuyết và trọng lượng thực tế. Kiểm tra mức độ dầu mỡ, giãn biên, giãn bụng, đứt nối giữ cuộn của thép nguyên liệu.
Tiếp theo, người ta sẽ tiến hành làm sạch bề mặt thép nguyên liệu loại bỏ hết dầu mỡ, rỉ sét và các tạp chất, phần làm sạch bề mặt này được chia ra làm bốn bước:
- Dùng hóa chất tẩy dầu mỡ bán trên bề mặt
- Thép sau khi được dùng hóa chất sẽ đưa qua các cặp trục chà bằng cước để tẩy sạch phần dầu và rỉ sét
- Sau khi chà bằng cước, thép được chuyển đến 1 buồng phun nước có nhiệt độ 60 – 80 độ C.
- Cuối cùng, thép được đưa qua hệ thống sấy khô trước khi chuyển sang hệ thống tích trữ tôn
Tham khảo: Đơn vị làm mái tôn giá rẻ đẹp chuẩn
Ủ mềm thép
Tiếp theo là công đoạn ủ mềm thép, thép sẽ được ủ mềm băng tôn và hoàn nguyên kim loại đưa vào mạ kẽm (hay còn được gọi là công đoạn NOF). Nó được diễn ra như sau: Thép được đưa vào NOF để đốt cháy dầu mỡ còn sót lại trên bề mặt, đồng thời được làm mềm bằng PMT ở nhiệt độ lên đến hơn 700 độ C và được duy trì nhiệt băng tôn phù hợp với nhiệt độ chảo mạ (khoảng 600 độ C).
Mạ hợp kim nhô kẽm
Sau khi được loại bỏ hoàn toàn tạp chất và thép đạt đến nhiệt độ bể mạ thì thép được dẫn vào bể mạ hợp kim nhôm kẽm (bể mạ sử dụng vật liệu creamic và được cấp nhiệt bằng điện). Trong quá trình mạ, thép luôn luôn được kiểm soát độ dày bằng thiết bị dao gió được điều khiển tự động, làm cho độ dày của cả tấm tôn được đồng đều và bề mặt tôn bóng sáng, có những lớp vân trên lớp mạ nhôm kẽm.
Kích thước bông vân nhôm-kẽm trên bề mặt tấm tôn có thể được điều chỉnh lớn hay nhỏ bằng cách kết hợp các thông số kỹ thuật: tốc độ dây chuyền, nhiệt độ mạ, các lớp thông số kỹ thuật của thiết bị dao gió như: áp suất khí, khe dao, …
Làm nguội
Sau khi tôn được mạ hợp kim nhôm kẽm, tôn sẽ được làm nguội nhờ hệ thống ống gió và quạt nguội gắn ở phía trên dàn làm nguội. Sau khi qua công đoạn làm nguội bằng gió, đến thời điểm này nhiệt độ của tôn vẫn còn khá cao nên chưa thể chuyển ngay sang công đoạn tiếp theo được. Lúc này, băng tôn sẽ được cho chạy qua một bể nước để giảm độ tôn xuống còn 60 – 80 độ C. Đồng thời phải tráng rửa hết đi những bụi kẽm và các tạp chất khác vẫn còn bám trên bề mặt. Đến lúc này tôn mới được chuyển qua công đoạn thụ hóa.
Xem thêm: Báo giá tôn lợp mái hoa sen của Ánh Dương
Xử lý cơ tính thép sau khi mạ
Tôn sau khi đã qua công đoạn làm nguội, băng thép mạ được chuyển qua thiết bị có tên là Skinpass mill và Tensionleveller. Tại đây, băng thép mạ sẽ được xử lý cán bề mặt bóng láng và được nắn phẳng sau đó mới chuyển sang công đoạn phủ sơn màu acrylic để bảo vệ bề mặt. Sau khi sơn màu, tôn mạ màu được đưa vào lò sấy khô và làm nguội.