Một trong những nguyên vật liệu phổ biến được sử dụng để lợp mái hiên nay đó là tôn. Để tôn phát huy được tối đa tác dụng thì người sử dụng cần biết cách phân biệt các loại tôn và sử dụng chúng đúng với công trình của mình. Vậy làm thế nào để phân biệt được các loại tôn? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Cách phân biệt các loại tôn
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách phân biệt một số loại tôn thông dụng hiện nay nhé!
Tôn lạnh
Đặc điểm: Tôn lạnh chỉ có một lớp duy nhất đó là lớp mạ hợp kim nhôm kẽm với thành phần kẽm chiếm 43,5%, thành phần nhôm chiếm 55% và cuối cùng là thành phần Silicon chiếm 1,5%.
Đặc điểm nổi trội: Tôn lạnh được xem là một trong những vật liệu kháng nhiệt hiệu quả nhất hiện nay. Tôn lạnh có khả năng phản xạ các tia nắng mặt trời tốt hơn so với các nguyên vật liệu khác như fibro xi măng, ngói hay tôn kém nhờ có bề mặt sáng bóng. Bên cạnh đó tôn lạnh còn giúp bên trong nhà hay những công trình luôn được mát mẻ do có lượng nhiệt truyền qua mái thấp. Đồng thời nhờ chất liệu nhẹ cùn nhiệt lượng giữ lại lâu hơn nên công trình sẽ mát nhanh hơn về đêm so với những loại vật liệu khác.
Tôn mát
Đặc điểm: Tôn mát có cấu tạo gồm 3 lớp tất cả bao gồm lớp tôn, lợp PU chống cháy, lớp màng PVC vfa một lớp giấy bạc. Loại tôn này cũng có tác dụng ngăn không cho lượng nhiệt tác dụng trực tiếp đến ngôi nhà hay công trình. Một số loại tôn cũng có thể được cấu thành từ các lớp như tôn, xốp, tôn hoặc tôn, xốp, màng PVC.
Đặc điểm nổi trội: Tôn mát có hình dạng phong phú với màu sắc đa dạng và làm giảm tải trọng lên khung sườn của mái, cột và móng so với lợp bằng gạch ngói thông thường. Nhờ vậy dẫn đến giảm chi phí đầu tư cho cầu trình mà vẫn giữ được nét đẹp cho cấu trúc công trình của bạn.
Xem thêm :
- Dịch vụ thi công tháo dỡ mái tôn được ưu tiên sử dụng nhiều
- Định nghĩa AZ trên tôn lạnh có nghĩa là gì
Tôn kẽm
Tôn kẽm được ứng dụng nhiều trong vật liệu làm mái, vách hay các thiết bị điện tử, điện lạnh. Tôn kém có hình dạng như những tấm thép mỏng được mạ lớp kẽm trong quá trình nhúng nóng.
Với đặc điểm chủ yếu là khả năng chống chịu ăn mòn, gỉ sét tương đối cao ở điều kiện bình thường với trọng tải nhỏ gọn, thuận tiện trong quá trình thi công và vận chuyển.
Tôn lợp giả ngói
Tôn lợp giả ngói còn có tên gọi khác là Tôn sóng Ngói, đây là một loại tôn với kiểu dáng, kích thước, màu sắc khá giống ngói thật nhưng lại khác về khối lượng và cấu tạo. Khối lượng Tôn sóng Ngói nhẹ hơn nhiều so với ngói thật thông thường.
Tôn lợp giả ngói thường được sử dụng nhiều trong các lợp mái cho biệt thự, nhà phố hoặc những mái nhà với độ dốc lớn.
Với tác dụng giảm trọng tải lên khung sườn của mái, cột và móng so với những loại gạch ngói thông thường nhưng vẫn giữ được độ bền đẹp, tôn lợp giả ngói được sử dụng khá nhiều hiện nay.
Tôn cán sóng
Đặc điểm: Loại tôn cán sóng không có lớp PU như những loại tôn mát. Thực chất đây chính là loại tôn mạ kẽm và được phủ sơn lên nhằm tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại tôn cán sóng để quý khách lựa chọn như tôn 5 sóng, tôn 9 sóng, tôn 11 sóng.
Đặc điểm nổi trội: Để tăng thêm độ cứng của tấm tôn, tôn cán sóng cải tiến tạo thêm sóng phụ giữa 2 chân sóng và thiết kế khoảng cách xà gồ lớn hơn mức an toàn khi so với những loại tôn thông thường khác. Việc đi lại sẽ trở nên dễ dàng hơn khi lắp đặt tạo sóng phụ không bị biến dạng. Tôn cán sóng được sử dụng phổ biến hiện nay có lẽ là nhờ chiều dài tấm tôn sản xuất theo yêu cầu thiết kế, màu sắc đa dạng mang đến một vẻ đẹp bền vững, lâu dài cho công trình.
Nắm rõ cấu tạo cũng như đặc điểm của từng loại tôn sẽ giúp các bạn biết cách phân biệt các loại tôn hiện nay. Mong rằng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích đến bạn. Trân Trọng!