Phân loại nhà xưởng mà doanh nghiệp cần biết

Phân loại nhà xưởng mà doanh nghiệp cần biết

Theo khảo sát của các công ty chuyên thi công nhà xưởng thì tùy vào công năng sử dụng, đặc thù ngành nghề sản xuất. Mà mỗi doanh nghiệp mà các nhà xưởng được chia làm nhiều phân loại chính. Bài viết này sẽ giới thiệu cách phân loại nhà xưởng cơ bản mà doanh nghiệp nên biết.

Nhà xưởng được thi công bằng kèo thép

Nhà xưởng thi công bằng kèo thép còn được gọi là nhà xưởng tiền chế. Khác với nhà xưởng thi công bằng bê thông cốt thép, nhà xưởng tiền chế được lắp dựng hoàn toàn bằng kết cấu thép.
Đặc điểm của nhà xưởng thi công bằng kéo thép:

Đơn vị xây dựng nhà xưởng thi công toàn bộ nhà xưởng từ cột, dầm đều bằng kèo thép. Trừ phần móng thì vẫn phải làm bằng bê tông.
Tiêu chuẩn về độ dày của tường gạch thì phải có độ dày từ 10cm đến 20 cm. Chiều cao từ 2,2m đến 2,8m say đó thì dung tôn để làm ra các vách ngăn tùy theo hồ sơ thiết kế.
Mái nhà xưởng cũng giống với nhà xưởng thi công bằng bê tông cốt thép dùng tôn chuyên dụng cách nhiệt.

Phân loại nhà xưởng mà doanh nghiệp cần biết

Tham khảo: Loại tôn lợp mái nhà xưởng là phù hợp?

Nhà xưởng theo chức năng sử dụng

Bên cạnh sử dụng nhà xưởng làm nơi sản xuất, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tạo thêm không gian làm nhà xưởng kết hợp văn phòng để làm việc. Do đó, dựa vào chức năng sử dụng, nhà xưởng được chia thành 2 loại như sau:

Nhà xưởng không có văn phòng

Đây là loại nhà xưởng chỉ sử dụng theo mục đích sản xuất, nhằm tạo ra thành phẩm như sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất phân bón, gia công kim loại…

Nhà xưởng sản xuất kết hợp với văn phòng

Nhà xưởng loại này được phân chia thành 2 khu chức năng là xưởng sản xuất và văn phòng. Thuê nhà xưởng sản xuất kết hợp với văn phòng sẽ mang lại cho doanh nghiệp khá nhiều lợi ích như:

  • Tiết kiệm được chi phí đầu tư nhờ việc tận dụng diện tích nhà xưởng kết hợp làm văn phòng.
  • Giúp cho các doanh nghiệp linh hoạt hơn trong quá trình vận hành.
  • Phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Phân loại nhà xưởng mà doanh nghiệp cần biết

Nhà xưởng một tầng

Trong công nghiệp, nhà xưởng một tầng được xây dựng khá phổ biến nhờ vào những ưu điểm như sau:

  • Dễ dàng bố trí các thiết bị, dây chuyền sản xuất dễ phân bố.
  • Phù hợp với những ngành nghề như: kho lạnh, thực phẩm…
  • Dễ dàng mở rộng sản xuất.

Xem thêm: Xưởng sản xuất sắt mỹ thuật giá rẻ tại Hà Nội

Nhà xưởng theo nền đất

Dựa vào địa thế mà nhà xưởng được phân chia làm hai loại:

Nhà xưởng trên nền đất yếu: cần chi phí đầu tư tốn kém rất nhiều do phải thi công móng nền chắc chắn.
Nhà xưởng trên nền đất tự nhiên hoặc đất cứng: Có chi phí thấp và tính an toàn cũng được đảm bảo hơn.

Phân loại nhà xưởng mà doanh nghiệp cần biết

Nhà xưởng phân loại theo hệ thống ánh sáng

Nhà xưởng có hệ thống ánh sáng mặt trời thông quá các cửa sổ thiết kế trên tường và mái nhà để tiết kiệm điên năng tiêu thụ.
Nhà xưởng có hệ thống ánh sáng nhân tạo cũng được khá nhiều doanh nghiệp quan tâm. Thông thường thì hệ thống này sử dụng khi nhà máy hoàn toàn không nhận được ánh sáng tự nhiên. Bên cạnh đó, đèn điện cũng được thiết kế và lắp đặt với các lĩnh vực sản xuất đòi hỏi ánh sáng phân bố đều ở mọi khâu chế tạo.
Nhà xưởng có hệ thống ánh sáng hỗn hợp là loại đang được quan tâm nhiều nhất. Hệ thống này là sự kết hợp giữa việc sử dụng thiết kế ánh sáng tự nhiên và hệ thống ánh sáng nhân tạo.

Nhà xưởng phân loại theo độ cao

Tùy theo vào đặc trưng sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp mà lựa chọn độ cao phù hợp nên nhà xưởng được phân thành các loại:

Nhà xưởng có độ cao từ 6 đến 8m, tính từ mặt đất đến nóc gió.
Nhà xưởng có độ cao từ 8 đến 12m, tính từ mặt đất đến nóc gió.

Phân loại nhà xưởng mà doanh nghiệp cần biết

Nhà xưởng theo kết cấu mái

Nhà xưởng theo kết cấu mái bao gồm:

Nhà xưởng khung phẳng Mái sử dụng dầm, gian, khung liền khối.
Nhà xưởng khung không gian: Mái vòm vỏ mỏng cong 1 chiều, cong 2 chiều, giàn không gian, mái treo, mái chất dẻo hoặc cao su bơm hơi.
Mô hình nhà xưởng xây dựng theo yêu cầu nhằm mục đích phục vụ các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề đặc thù. Nhà xưởng xây theo yêu cầu giúp giảm thiểu chi phí đầu tư, tối ưu hóa công năng sử dụng, nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh.

Trả lời

Main Menu