Thiết kế thi công nhà xưởng và những điều cần biết

Thiết kế thi công nhà xưởng và những điều cần biết

Để thiết kế nhà xưởng đảm bảo chất lượng thường đòi hỏi bên thi công cần có chuyên môn và kinh nghiệm trong việc bố các khu chức năng khi thiết kế nhà xưởng. Thi công nhà xưởng như thế nào để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và thẩm mỹ,..Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Những điều cần lưu ý trước khi xây dựng nhà xưởng

1. Phân khu đất nhà xưởng công nghiệp thiết kế nhà xưởng sản xuất

Dựa trên chức năng sử dụng, mặt bằng xưởng thường được chia thành các khu vực sau:

  • Khu trước nhà xưởng: Đây là nơi thường được xây dựng khu vực cổng ra vào, nhà thường trực, khu nhà hành chính, phòng trưng bày sản phẩm … . Chúng có thể được bố trí tập trung hoặc phân tán, tùy theo quy mô và cơ cấu quy hoạch chung của khu công nghiệp.
  • Khu vực sản xuất: Đây là nơi phân bổ, bố trí các khu phân xưởng sản xuất chính, phân xưởng sản xuất phụ, khu vực dây truyền sản xuất.
  • Khu phụ trợ sản xuất: Đây là nơi bố trí các phân xưởng, công trình phục vụ cho dây truyền sản xuất chính như các công trình năng lượng, trạm phát điện, trạm biến thế, nhà điều hành, trạm bơm, mạng lưới kỹ thuật… .
  • Khu vực kho và đơn vị giao thông vận tải: Đây là khu vực thường dùng để chứa nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, khu vực điều hành, phục vụ và bảo quản thiết bị vận tải.

Tham khảo: Cách làm chống sét cho nhà mái tôn

2. Phân khu theo khối lượng vận chuyển các phân xưởng

Để tiết kiệm thời gian và tăng hiệu suất lao động, rút ngắn thời gian và di chuyển thuận lợi trong quá trình sản xuất thì mặt bằng nhà xưởng nên được ưu tiên phân thành các khu vực như sau:

  • Khu vực có khối lượng vận chuyển nhiều nhất: đây thường là nơi tiếp nhận nguyên vật liệu và xuất hàng hóa.
  • Khu vực có khối lượng vận chuyển trung bình: thường là nơi vận chuyển chung gian qua lại giữa các xưởng
  • Khu vực có khối lượng vận chuyển ít: cuối luồng hàng.

3. Phân khu theo mức độ sử dụng nguồn nhân lực

Để có thể bố trí, tổ chức luồng nhân sự, luồng hàng hợp lý thì nhà xưởng có thể phân chia thành các khu vực dựa trên mật độ công nhân làm việc tại các phân xưởng thành các khu vực như sau:

  • Khu vực sử dụng nhiều nguồn nhân lực.
  • Khu vực sử dụng ít nhân lực.
  • Khu vực sử dụng số lượng nhân lực trung bình.

4. Phân khu theo mức độ vệ sinh, nguy hiểm, cháy nổ

Để có thể dễ dàng bố trí nguồn nhân lực trong quá trình sản xuất cũng như các trang thiết bị phù hợp với đặc điểm vệ sinh, nguy cơ cháy nổ… thì nhà xưởng nên được phân chia thành các khu vực sau:

  • Khu vực không độc hại, sạch sẽ, an toàn.
  • Khu vực ít độc hại.
  • Khu vực có rất nhiều độc hại.
  • Khu vực có nguy cơ cháy nổ cao.

5. Bố trí mặt bằng tổng thể thiết kế nhà xưởng sản xuất

Sau khi tiến hành phân khu các phân xưởng dựa trên các tiêu chí khác nhau như trên thì các đơn vị thiết kế cần phân tích, đánh giá và tổng hợp và bằng kinh nghiệm của mình để đưa ra một phương án thiết kế kiến trúc mặt bằng tổng thể tối ưu nhất , dung hòa được tất cả các yếu tố trên để đề xuất cho chủ đầu tư.

Dưới đây là một số nguyên tắc nên được xem xét khi thiết kế mặt bằng tổng thể của nhà xưởng:

  • Khu trước nhà xưởng thường là khu vực giao thông dành cho những đối tác đến liên hệ và cán bộ công nhân viên đến làm việc. Tại đây giao thông chủ yếu là đi bộ, vệ sinh sạch sẽ và đẹp. Vì vậy, chúng thường được bố trí phía trước xí nghiệp, cạnh tuyến đường giao thông chính, đầu hướng gió mát chủ đạo là một phần bộ mặt kiến trúc của nhà xưởng. Tuy nhiên,tùy theo quy mô, cơ cấu tổ chức định hướng của chủ đầu tư mà chúng có thể được bố trí chúng tập trụng trong một khu vực hoặc phân tán cho tất cả các phân xưởng sản xuất.
  • Khu vực sản xuất với nhiều phân xưởng có nhiều tính năng, đặc điểm sản xuất, vệ sinh khác nhau, khối lượng vận chuyển lớn hoặc ở mức trung bình, phương tiện di chuyển trong khu vực chủ yếu dành cho các phương tiện không cần đường ray ( ô tô, xe điện bánh hơi, băng chuyền…) thì thường được phân bố trí ở vị trí trung tâm của khu đất, kế cạnh khu trước nhà xưởng và theo nguyên tắc đảm bảo vệ sinh, phân bố hợp lý mật độ nhân lực và khối lượng vận chuyển.
  • Khu phụ trợ sản xuất thông thường được bố trí cạnh các khu sản xuất chính, cuối hướng gió chính, phía sau nhà xưởng, gần luồng vận chuyển hàng hóa, hệ thống kho bãi của nhà xưởng.
  • Khu vực kho và phục vụ giao thông thường được bố trí phía sau nhà xưởng và gần nơi có thể dễ dàng tiếp cận với hệ thống giao thông để vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm ra-vào và thường được bố trí ở cuối hướng gió chính để giảm thiểu khói, bụi và giảm khả năng làm ô nhiễm môi trường sản xuất của nhà xưởng.

Xem thêm: Xưởng sản xuất sắt mỹ thuật với hơn 10+ năm trong ngành

6. Phân luồng giao thông hàng hóa, người trên khu đất nhà xưởng

Trong quá trình sản xuất và kinh doanh thì các nhà xưởng cần hình thành các luồng giao thông khác nhau để dễ dàng kiểm soát và đảm bảo an toàn cho người lao động.

  • Luồng hàng: là luồng để vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu ra và vào nhà xưởng.
  • Luồng người: Là luồng di chuyển chủ yếu của người làm việc khi đến nhà xưởng hoặc liên hệ qua lại giữa các phân xưởng.
  • Luồng người và luồng hàng nên được bố trí gọn gàng, độc lập và không cắt nhau. Dễ dàng tiếp cận với hệ thống đường giao thông nội và ngoại xưởng.
  • Trong trường hợp bất khả kháng, hai luồng này cắt nhau và mật độ giao nhau thường xuyên thì cần làm cầu vượt hoặc tuyến đi qua.

7. Tiết kiệm đất, nâng cao mật độ xây dựng

Đất đai vốn là một loại tài sản hữu hạn và vô cùng giá trị. Vì vậy, khi thiết kế xây dựng các đơn vị thiết kế nhà xưởng cần có cái nhìn bao quát và nhìn xa trông rộng để đề ra phương án tối ưu giúp chủ đầu tư tiết kiệm đất đai và tránh những lãng phí không cần thiết.
Hộp nhất thành khối: Nếu văn phòng, khu hành chính và các phân xưởng có các đặc điểm sản xuất, vệ sinh,khí hậu, thông số xây dựng giống nhau hoặc ít ảnh hưởng lẫn nhau thì có thể hợp nhất thành một khối . Việc hợp nhất này sẽ giúp chủ đầu tư có thể tiết kiệm đất đai và chi phí xây dựng vì có thể giảm bớt các hạng mục công trình, rút ngắn mạng lưới giao thông, đường ống kỹ thuật.
Kiểu dáng kiến trúc: Kiểu dáng kiến trúc nhà xưởng cũng là một trong những yếu tố giúp chủ đầu tư tiết kiệm diện tích đất xây dựng. Thông thường các kiểu dáng càng đơn giản càng giúp tiết kiệm đất.
Tăng số tầng nhà: Việc tăng số tầng sẽ giúp tiết kiệm đất và nâng cao mật độ xây dựng. Tuy nhiên, số tầng được phép xây dựng cần phải tuân theo chủ trương và quy định của Nhà nước.

8. Đảm bảo dễ dàng mở rộng và phát triển trong tương lai

Việc mở rộng và phát triển trong tương là điều cần được xem xét và tính toán, vì vậy các kiến trúc sư cần lên phương án dự trữ đất ngay từ giai đoạn đầu tư ban đầu, để chủ đầu tư có thể mở rộng sau này. Tránh tình trạng phải tháo dỡ, phá bỏ, di chuyển đến địa điểm xây dựng khác gây tốn kéo, lãng phí và khó kiểm soát.
Đây là lưu ý quan trọng nhất mà chúng tôi nên khuyên bạn nên thận trọng suy nghĩa. Lưu ý này sẽ cho bạn 2 lựa chọn là thiết kế nhà xưởng sản xuất dùng kết cấu khung thép tiền chế hay dùng kết cấu bê tông cốt thép truyền thống. Trong khi nhà xưởng khung thép tiền chế có thể dễ dàng mở rộng, thu hẹp hay di dời đi vị trí khác để lắp dựng lại mà vẫn không ảnh hưởng nhiều đến kết cấu và công năng sử dụng của nhà xưởng. Trong khi đó điều này là không thể nếu bạn chọn nhà xưởng bê tông cốt thép.

9. Đảm bảo sự phân kỳ xây dựng và hoàn thành giải pháp kiến trúc đã được xây dựng

Khu đất nhà xưởng phải được phân thành những khu vực có định hướng theo từng thời kỳ xây dựng khác nhau theo tiến trình xây dựng của nhà xưởng.
Vì vậy, các kiến trúc sư, kỹ sư cần có tầm nhìn bao quát về tổ chức sản xuất, quy hoạch không gian kiến trúc, tổ chức xây dựng của nhà xưởng để tránh sự thiếu thống nhất trong quá trình xây dựng và tổ hợp không gian mặt bằng của cả quần thể kiến trúc trước và sau quá trình sử dụng, phát triển mở rộng.

Thiết kế thi công nhà xưởng và những điều cần biết

Những điểm cần lưu ý trong quá trình xây dựng nhà xưởng

1. Tiếp nhần và bảo quản vật tư

– Vật tư/ nguyên liệu xây dựng là thành phần không thể thiếu, quyết định trực tiếp đến chất lượng công trình. Vật tư tốt xây dựng nên những công trình chất lượng. Phần lớn các đơn vị cung cấp vật tư một cách đầy đủ song có một số trường hợp giao nhận phát sinh số lượng, không đồng bộ về chủng loại, … Các bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng cho khớp với hợp đồng mua bán, nhất là những sản phẩm có mã bằng tiếng Anh, mã in chìm như các chủng loại bu lông, … cần kiểm tra cẩn thận.

2. Nền móng nhà xưởng

Nền móng của nhà xưởng nói riêng và nền móng của một ngôi nhà nói chung là bộ phận quan trọng nhất. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công trình. Đối với thi công nhà xưởng tiền chế, nền móng được đổ bằng bê tông cốt thép.

  • Với địa thế nhà xưởng nằm trên vùng đất cứng hay có độ cao so với nền xây dựng thì khi thi công phần móng sẽ không cần phải gia cố như ép cọc, đóng cừ tràm.
  • Với địa thế nhà xưởng nằm trên vùng đất mềm, yếu, bùn thì phần gia cố móng rất quan trọng để đảm bảo sự chịu lực cho những kết cấu thép bên trên.
  • Riêng phần nền nhà xưởng thì sẽ tùy theo công năng sử dụng mà công ty xây dựng nhà thép tiền chế có cách bố trí thép sàn sao cho hợp lý. Ngoài ra, phần đổ bê tông nhà xưởng theo độ dày 10, 20, 30 hay 50cm cũng vô cùng quan trọng. Bởi vì có những nhà xưởng lắp đặt các loại máy móc, thiết bị sản xuất có tải trọng lên đến vài chục tấn/m2.
  • Khi đổ xong nền móng bê tông cho nhà xưởng thì cần phải tiến hành sơn lớp epoxy trên bề mặt để chống bám bụi và dễ lau chùi vệ sinh.

Thiết kế thi công nhà xưởng và những điều cần biết

3. Bu lông móng

Phần lớn các công ty tham gia dịch vụ thi công nhà xưởng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ nên các thiết bị phục vụ cho công tác lắp đặt bu lông móng thường thiếu thốn vì lý do đầu tư ban đầu cao. Điều này rất ảnh hưởng đến các công việc tiếp theo trong quá trình thi công.

Thiết kế thi công nhà xưởng và những điều cần biết

4. Cột, kèo nhà xưởng

Khi thi công nhà xưởng, cột hay kèo thép chỉ nên thiết kế vừa phải để tránh bố trí thép thiếu hoặc thừa. Theo tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng, thông thường 1m sẽ lắp đặt khoảng 20 – 32kg thép, tùy theo quy mô của nhà xưởng và mức độ đầu tư tài chính của chủ doanh nghiệp.

Với những nhà xưởng rộng, cần bố trí xe cẩu hợp lí để lắp đặt, tránh thanh kèo bị uốn cong, làm giảm tuổi thọ công trình.

Thiết kế thi công nhà xưởng và những điều cần biết

5. Giằng nhà xưởng

Giằng nhà xưởng (giảng mái, giằng xà gồ, giằng đầu hồi) giúp tăng khả năng liên kết cho các bộ phận của công trình, đảm bảo tính ổn định của toàn bộ kết cấu khung trong thời gian xây dựng và sử dụng. Công đoạn này phải thi công thật tốt và chuẩn để làm căn cứ triển khai những công đoạn tiếp theo. Khi thi công nhà xưởng cần chú ý lắp khoan giằng cứng ở hồi đầu tiên. Sau đó phải lắp đủ hệ thống cột, kèo, xà gồ, giằng mái… để đảm bảo an toàn, tiếp tục thi công công trình.

Thiết kế thi công nhà xưởng và những điều cần biết

6. Mái tôn

Phần lắp đặt mái tôn cũng yêu cầu tấm tôn đầu tiên phải được làm cẩn thận, nó chính là tiêu chuẩn cho các tấm tôn tiếp theo. Bạn phải lấy dấu cho từng tấm tôn để đảm bảo chắc chắn tất cả các điểm nối gối lên nhau của tấm tôn phải nằm trên một đường thẳng, vuông góc với thanh gà gồ. Nếu không đảm bảo như vậy thì công đoạn lợp tôn mái giai đoạn cuối phải căn chỉnh vô cùng vất vả, không đảm bảo về kỹ thuật và thẩm mỹ, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Với những nhà xưởng lợp thêm phần bông cách nhiệt dưới mái tôn thì phải lưu ý các mối nối của bông thẳng, không bị co kéo, mặt dưới của bông cách nhiệt đều, không bị nhăn.

7. Vách ngăn

Khi thi công vách ngăn nhà xưởng cần phải kết hợp với bên xây dựng ngay từ đầu để đảm bảo ăn khớp công việc giữa bên lắp đặt với bên xây dựng.

8. Đảm bảo an toàn lao động

Với những vị trí thi công trên cao, công nhân cần được trang bị dây đai an toàn, có dây cứu sinh.

Ngoài ra, tay nghề thi công của đội thợ cơ khí lắp dựng khung kèo nhà xưởng và đội thợ hồ thi công phần nền, móng, vách nhà xưởng cũng cần được đảm bảo. Đồng thời, việc thiết kế và xây dựng nhà xưởng cần tuân thủ đúng theo quy trình lắp dựng nhà thép tiền chế đã quy định.

Điều kiện thi công nhà xưởng cũng là một trong những yếu tố cần lưu ý. Bạn không nên xây dựng trong điều kiện thời tiết xảy ra gió bão bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe công nhân cũng như chất lượng công trình.

Thiết kế thi công nhà xưởng và những điều cần biết

Chọn đơn vị thi công giàu kinh nghiệm

Bởi vì thiết kế nhà xưởng không giống như các sản phẩm tiêu dùng có giá bán cụ thể. Mỗi đơn vị tư vấn thiết kế nhà xưởng đều có mức giá khác nhau dựa vào những yếu tố như kỹ thuật, chuyên môn, thẩm mỹ,…Vậy nên hãy đặt yếu tố chất lượng của nhà xưởng lên hàng đầu. Tránh trường hợp một số nhà đầu tư bị thu hút bởi mức giá hấp dẫn từ các đơn vị tư vấn mà không suy tính những ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế và chất lượng của nhà xưởng sau khi hoàn tất có hợp với giá trị mà đối tác mang lại cho mình không. Để giảm bớt nỗi lo đó công ty xây dựng Ánh Dương sẽ đem đến sự an tâm cho doanh nghiệp với đội ngũ thi công thiết kế nhà xưởng giàu kinh nghiệm chuyên thi công nhà xưởng,..

Thiết kế thi công nhà xưởng và những điều cần biết

Thiết kế nhà xưởng cần có những yêu cầu gì khi thi công?

Yêu cầu quan trọng nhất cần chý ý tới là móng và nên của nhà xưởng. Có thể dễ dàng nhạn thấy rằng phần móng và nền sẽ có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của công trình hay giá thành xây dựng sau này. Nếu nhà xưởng thi công trên địa thế cứng hay gồ gề thì khi thi công phần móng cần phải gia cố móng bằng cách ép cọc hay đóng cừ tràm. Ngược lại, nếu nhà xưởng được thi công ở phần đất mềm, dễ lún, bùn thì việc gia cố móng rất quan trọng để công việc xây dựng sau này được dễ dàng hơn.

Đối với nền nhà xưởng nên yêu cầu đơn vị thi công và thiết kế nhà xưởng bố trí một cách hợp lý. Phần đổ bê tông nhà xưởng nên có độ dày từ 10 đến 50 cm là đạt chuẩn. Cần có độ dày như vậy vì khi lắp đặt những máy móc, thiết bị sản xuất có trọng tải lớn vào nhà xưởng mới đảm bảo sức chịu lực được.

Thiết kế thi công nhà xưởng và những điều cần biết

Sau giau đoạn thi công móng vè nền xong công việc cần chú ý thực hiện là công tác xoa nền nhà xưởng bằng lớp epoxy trên bề mặt bê tông nhằm chống bám dính bụi, dễ lau chùi và làm vệ sinh.

Một vấn đề quan trọng khác không kém trong việc thi công nhà xưởng đó là phần kèo và cột thép cần được sắp xếp hợp lý không thừa không thiếu. Theo tiêu chuẩn xây dựng nhà xưởng hiện nay, cứ 1m thi công thì khối lượng thép được tính từ 20-25 kg thép là vừa. Thép cần được bố trí hợp lý vì nó liên quan nhiều đến chi phí mà chủ đầu tư sẵn sàng chi trả. Tránh tình trạng bố trí thiếu thép gây ảnh hưởng đến độ an toàn và bền vững của công trình.

Nếu doanh nghiệp bạn muốn nhà xưởng vừa đảm bảo chất lượng vừa có giá thành hợp lý thì công ty xây dựng Ánh Dương với nhiều năm kinh nghiệm chuyên thi công nhà xưởng, làm mái tôn với mức giá cạnh trạnh và đảm bảo độ bền vững của công trình.

Trả lời

Main Menu