Song song với các yếu tố về kỹ thuật khi thi công, vấn đề phong thủy cũng luôn được chú trọng. Mái nhà được xem là nơi tụ khí, nếu không thiết kế hợp lý sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến tài vận của gia chủ. Cùng Ánh Dương tìm hiểu những điều cần kỵ khi thiết kế và cất nóc mái nhà.
Tránh thế “Nhất góc ao, nhì đao đình”
“Nhất góc đao, nhì đao đình” là câu tục ngữ dân gian được cha ông ta vận dụng làm kinh nghiệm chọn mua nhà hoặc làm nhà. Có nghĩa mặt tiền ngôi nhà cần tránh không để góc ao hay đao đình (góc mái đình có hình đao) hướng vào. Khi làm mái hình tam giác (phổ biến kiểu mái thái) mặt phía trước làm cửa chính, góc ao, đao đình hướng vào mặt tiền cũng là hướng vào phần mái nhà. Tạo thế xung yếu, cảm giác bất an.
Mặt khác, bố cục xiên lệch được tao ra giữa góc ao, mái và cửa chính khiến cho các luồng sinh khí vị va chạm, xung đột. Trong phong thủy còn được gọi là trực xung. Điều này ảnh hưởng xấu đến vận khí và tâm lý của các thành viên.
Do vậy, trước khi làm mái nhà, gia chủ phải nghiêng cứu, khảo sát thật kỹ khu vực xung quanh. Tránh tình trạng sau khi làm xong mới phát hiện ra mái nhà mình ở thế “nhất góc ao, nhì đao đình” rồi lại tốn công tốn sức hóa giải.
Tham khảo: Xốp cách nhiệt mái tôn có khả năng ngăn bức xạ nhiệt lên tới 97%
Điểm góc mái xung yếu
Điểm góc mái luôn là điểm xung yếu có ảnh hưởng xấu đến phong thủy của ngôi nhà. Chính vì thế để khắc phục tính xung, ông cha ta xưa kia làm nhà thường dùng các chi tiết bằng gỗ hoặc dùng vữa đắp để khoa cứng góc mái này. Ngoài ra, có thể kết hợp trang trí, chạm khắc để tăng thêm điểm nhấn hoặc ý nghĩa phong thủy cho ngôi nhà. Khi làm mái nhà, gia chủ cần lưu ý điểm này để hỏa giải thế xung yếu của điểm góc mái.
Kiêng kỵ khi gác đòn dông trên mái nhà
Đòn dông là rường nhà, là điểm cao nhất của ngôi nhà. Gác đòn dông có thể ảnh hưởng đến vận khí, sự yên ổn và may mắn của cả gia đình. Vì thế, trong phong thủy, công đoạn gác đòn dông vô cùng quan trọng và có những kiêng kỵ nhất định.
Gác đòn dông mái nhà nên kiêng các sao sấu: Chánh Tứ Phế, Địa Tặc, Thiên Tắc, Địa Hỏa, Thiên Hỏa.
Kiêng kỵ các ngày xấu trong tháng khi gác đòn dông mái:
- Tháng giêng kỵ ngày: 5,6,17, 18, 29, 30
- Tháng 2,3 kỵ ngày: 4,5,16,17,28,29
- Tháng 4 kỵ ngày: 2,3,14,15,26,28
- Tháng 5,6 kỵ ngày: 1,2,13,14,25,26
- Tháng 7 kỵ ngày: 11,12,23,24
- Tháng 8,9 kỵ ngày: 10,11,22,23
- Tháng 10 kỵ ngày: 8,9,20,21
- Tháng 11, 12 kỵ ngày: 7,8,19,20
- Nếu ngày dựng cột cái nhà kịp thời gian gác đòn dông, gia chủ có thể gác luôn vẫn được ngày đẹp.
Khi làm lễ gác đòn dông, phụ nữ đang mang thai, hoặc vợ mang thai, người đang có tang thì không nên tham dự hoặc cùng gia chủ gác đòn. Vì có thể sẽ mang những điều xui xẻo đến cho nhà mới.
Số lượng xà gồ thả trên mái nhà kiêng vào Hoại – Diệt
Xà gồ hay còn gọi là đòn tay. Trong quan niệm của cha ông, xà gồ mái nhà được ví như vợ con và của cải. Nếu như đòn dông xung khắc với đòn tay khi làm mái, vợ con dễ bị đau ốm; tiền bạc của cải hao tốn. Thậm chí còn khiến cho bản thân trạch chủ gặp nhiều tai ương, ốm đau, bệnh tật, mất mát.
Gia chủ có thể áp dụng phương pháp tính xà gồ theo quy tắc: Sinh (Xuân) – Trụ (Hạ) – Hoại (Thu) – Diệt (Đông). Thanh xà gồ thứ nhất là sinh. Thanh thứ hai là trụ. Lượt đến thanh thứ năm sẽ quay lại Sinh. Như vậy, số lường xà gồ thả trên mái đẹp sẽ nên rơi vào SINH – TRỤ.
Khoảng cách giữa các cây xà gồ thường từ 1100 – 1200mm. Trung bình cứ 1m 1 cây xà gồ. Ví dụ mái 10m thì nên thả 10 cây đòn tay. Theo đó mà gia chủ tính toán số lượng phù hợp. Kiêng kỵ chọn số lượng xà gồ vào HOẠI – DIỆT khi làm mái nhà.
Ngoài ra, còn cách tính số lượng đòn tay theo trực tuổi. Gia chủ xem trực, ngũ hành và tuổi tương ứng với năm sinh của mình. Sau đó tra bảng để xem trực chủ và trực phu tử. Nếu xung khắc thì là xấu và ngược lại. Các đòn tay tượng trưng cho vợ con nên trực của gia chủ phải tương sinh với trực phu tử.
Xem thêm: Phương pháp chống sét mái tôn hàng đầu hiện nay
Kiêng kỵ hình thể mái nhà trong phong thủy
Trong phong thủy, mái nhà cũng có hình thể tương ứng với ngũ hành”: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.
- Mái nhà hình Kim: Thường có hình tròn hoặc mái vòm, mái cong mềm mại. Kiểu mái nhà hình Kim thường xuất hiện ở các nước phương Tây, Châu Âu, Châu Phi.
- Mái nhà hình Mộc: Thường có hình cột, trụ.Công trình duy nhất còn lại hiện nay là tòa nhà thờ Đức Bà tại To HCM.
- Mái nhà hình Thủy: Không có một hình thể nhất định, thường là lượn sóng.
- Mái nhà hình Hỏa: Là kiểu mái hình tam giác có đỉnh nhọn, thoải ra hai bên. Đây là kiểu mái phổ biến nhất trong các công trình dân dụng nhà ở hiện nay. Ngoài ra, ta có thể bắt gặp ở kiến trúc kim tự tháp.
- Mái nhà hình Thổ: là kiểu mái bằng, không có đỉnh mái nhô cao. Thường gặp ở chung cư, cao ốc, tòa nhà văn phòng.
Khi làm mái nhà hình Hỏa, gia chủ kiêng kỵ chọn hướng nhà tây bắc hoặc bắc. Bởi vì đây là hướng Kim Vượng và Thủy. Trong khi đó, Hỏa lại khắc Thủy, khắc Kim. Làm mái nhà theo thế này rất có thể hao tiền tốn của, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Với kiểu mái nhà hình Hỏa, gia chủ chọn hướng đông và đông nam là thích hợp hơn cả. Hướng này vừa ấm áp về mùa đông lại mát mẻ về mùa hè, có thể đón thiên khí của hành Mộc – Mộc sinh Hỏa rất tốt.
Ngoài ra, điểm góc mái của nhà hình hỏa kiêng không chĩa thẳng vào nhà hàng xóm. Bởi nó sẽ gây cảm giác bất an, lo lắng. Mặt khác, Hỏa lại khắc Kim, sẽ làm tiêu hao tiền bạc, của cái của hàng xóm.
Những điều cần biết khi tiến hành cất nóc nhà
Khi làm lễ cất nóc nhà, gia chủ cũng cần chú ý đến rất nhiều những yếu tố về thời gian, địa điểm tổ chức, tuổi tác cũng như những kiến thức về phong thủy. Bạn chưa có nhiều kinh nghiệm để cất nóc nhà thì hãy tham khảo ngay những gợi ý dưới đây để có được lễ cất nóc ý nghĩa và diễn ra suôn sẻ nhất.
Lựa chọn thời gian và trang phục phù hợp khi làm lễ cất nóc
Thời gian làm lễ cất nóc: Yếu tố đầu tiên mà bạn cần cân nhắc để làm lễ cất nóc đó chính là chọn ngày lành, tháng tốt để làm lễ. Chọn ngày cất nóc đổ mái cần tránh những ngày bách kỵ bao gồm: Nguyệt kỵ, Dương công kỵ, Sát chủ, Tam nương, Thụ tử. Bạn nên xem ngày đổ mái theo tuổi của gia chủ để mang lại vận khí tốt sau này.
Trang phục cần chuẩn bị làm lễ cất nóc: để buổi lễ diễn ra được trang trọng, thể hiện được sự thành tâm thì gia chủ cũng nên chọn lựa những trang phục nhã nhặn, mặc những trang phục lịch sự, tránh những trang phục hở hang.
Chuẩn bị mâm cúng, lễ vật cất nóc
Tùy thuộc vào công trình lớn nhỏ mà lễ cất nóc nhà sẽ được chuẩn bị khác nhau, tuy nhiên những vật tế cần chuẩn bị sẽ cơ bản có những thứ sau:
- 1 con gà, 1 đĩa xôi, 1 đĩa muối, 1 bát gạo, 1 bát nước
- Chuẩn bị rượu trắng, thuốc lá và chè khô
- 1 bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả này đỏ, kiếm trắng
- 1 bộ đinh vàng hoa, 5 lễ vàng tiền
- 5 oản đỏ, 5 lá trầu, 5 quả cau
- 9 bông hoa hồng đỏ
Ngoài ra cũng tùy thuộc vào độ cầu kỳ của gia chủ hay phong tục của các vùng miền khác nhau mà chủ công trình có thể chuẩn bị thêm những thứ cần thiết cho lễ cất nóc diễn ra tốt đẹp nhất.
Lựa chọn vật liệu lợp mái chất lượng
Bên cạnh việc làm lễ cất nóc thì việc chọn lựa loại vật liệu phù hợp để lợp mái là điều cũng rất quan trọng mà gia chủ cần cân nhắc. Một mái nhà bền chắc không chỉ bảo vệ công trình mà còn thể hiện vượng khí cho gia chủ. Tôn lợp mái Olympic – tôn cao cấp lợp nhà uy tín của người Việt với tiêu chuẩn Mỹ chắc chắn sẽ mang đến cho bạn sự an tâm và hài lòng khi sử dụng đó nhé.
Bài văn khấn cất nóc nhà
Sau khi chuẩn bị được đầy đủ những lễ vật để làm lễ cất nóc thì bài văn khấn là điều không thể thiếu để gia chủ hoàn thành được việc báo cáo với thần linh. Bài văn khấn cũng có nhiều dạng khác nhau, dưới đây là bài văn khấn cất nóc mẫu được Mỹ Việt tổng hợp để bạn tham khảo:
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy quan Đương niên.
Con kính lạy các tôn thần bản xứ.
Tín chủ (chúng) con là: ……………………………………………………………….
Ngụ tại: …………………………………………………………………………………..
Hôm nay là ngày …………. tháng …………… năm ……………………………..
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo … cất nóc căn nhà ở địa chỉ:… ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu.
Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (cất nóc, chuyển nhà, sửa chữa, mở cổng, xây thêm…)
Tín chủ con thành tâm kính mời:
Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương.
Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa.
Ngài Định phúc Táo quân.
Các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ – thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
Như đã nói, bên cạnh các yếu tố về phong thủy, thi công mái nhà cần đảm bảo các yêu cầu về cách nhiệt, chống dột, chống chịu mưa nắng, độ bền cao. Vì thế, những điều kiêng kỵ khi làm mái nhà mà xây dựng Ánh Dương tổng hợp chia sẻ trên đây chỉ mang tính tương đối. Khi làm nhà, gia chủ cần tham khảo ý kiến nhà thầu, đơn vị thiết kế để có phương án thi công tối ưu nhất.