Khối lượng riêng của thép là một thuật ngữ quen thuộc trong ngành xây dựng. Khi hiểu được trọng lượng riêng của thép thì chúng ta mới có thể tính toán được khối lượng cấu kiện chính xác nhất. Điều này giúp tránh xảy ra sai sót trong xây dựng. Dưới đây là cách tính khối lượng riêng của thép và bảng tra trọng lượng chi tiết nhất mà bạn có thể tham khảo.
Khối lượng riêng của thép
Khối lượng tiêng của thép chính là khối lượng tính trên một đơn vị thể tích của vật chất đó. Khối lượng riêng tiêu chuẩn của thép = 7850 kg/m3 hoặc 7,85 tấn/m3. Hiểu rõ ràng hơn là 1m3 thép thì sẽ có trọng lượng là 7,85 tấn.
Phụ thuộc vào kích thước, hình dáng của thép mà có thể tính từng khối lượng riêng của chúng.
Phân biệt khối lượng riêng của thép với trọng lượng riêng
- Trọng lượng của vật được tính bằng lực hút của trái đất với vật đó, được tính = khối lượng riêng x 9,81 (đơn vị KN)
- Khối lượng riêng có đơn vị KG
Mời bạn xem thêm :
- Các loại sắt mỹ thuật được dùng cho các công trình
- Hàng rào sắt đẹp được lựa chon nhiều nhất 2023
Công thức tính khối lượng của thép
Trọng lượng của thép (KG) = 7850 x Chiều dài L x Diện tích mặt cắt ngang (1)
Trong đó:
- 7850: trọng lượng riêng của thép (Kg/m3)
- L: chiều dài cây thép (m)
- Diện tích mặt cắt ngang ( m2)
Ví dụ cách tính trọng lượng thép tròn
Từ công thức trên ta có thể tính được trọng lượng thép như sau:
Trong đó:
- m: Trọng lượng của thép (KG)
- 7850: trọng lượng riêng của thép (kg/m3)
- L: chiều dài thép tròn (m)
- Số pi = 3.14
- d: đường kính của thép tròn (m)
Bảng tra trọng lượng thép tròn
Bảng trọng lượng thép hộp
Bảng tra trọng lượng thép hộp vuông, hộp chữ nhật mạ kẽm
Bảng trọng lượng thép hình I, H
Bảng tra trọng lượng thép hình chữ U
Bảng tra trọng lượng thép cừ larsen
Các loại thép được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng tại Việt Nam
Dưới đây là tổng hợp các loại thép rất phổ biến trong ngành xây dựng ở Việt Nam:
Thép cuộn
Thép cuộn là loại thép bắt buộc đáp ứng được yêu cầu về độ bền tức thời, giới hạn chảy, độ dãn dài và được xác định dựa trên cách thử kéo căng hoặc uốn cong chúng khi nguội.
Thép cuộng dùng để xây dựng gia công, kéo dây, xây dựng nhà cửa, hầm, cầu đường,…
Thép có dạng dây, cuộn tròn, bề mặt trơn nhẵn hoặc có gân. Chúng có đường kính thông thường là: Ø6mm, Ø8mm, Ø10mm, Ø12mm, Ø14mm.
Thép cuộn có trọng lượng 200 – 459kg/cuộn. Cũng có những trường hợp đặc biệt cung cấp 1/300kg/cuộn.
Thép ống
Thép ống thường được dùng trong các công trình xây dựng. Chúng rất phong phú về mẫu mã như: thép ống mạ kẽm, thép ống hàn xoắn, thép ống hàn cao tầng, thép ống hàn thẳng, thép đúc carbon,…
Thép ống có cấu trúc rỗng ruột, thành mỏng, có trọng lượng nhẹ nhưng độ cứng và độ bền rất cao. Có thể kế hợp với mạ, xi, sơn để tăng thêm tuổi thọ cho thép.
Thép thanh
Thép thanh còn được biết đến với tên gọi là thép cây. Đây là loại thép được dùng trong những công trình đòi hỏi độ dãn dài, tính dẻo dai và chịu uốn cao.
Thép thanh bao gồm 2 loại là thép thanh vằn và thép thanh tròn trơn. Thép thanh vằn chính là thép cốt bê tông, bên ngoài mặt thép có vằn gân. Thép thanh loại tròn trơn có chiều dài thường là 12m/cây.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về trọng lượng riêng của thép cũng như bảng tra trọng lượng các loại thép chi tiết nhất. Hy vọng bài viết đã cung cấp được nhiều kiến thức hữu ích cho bạn đọc. Trân trọng!