Xà gồ là gì? Cách tính khoảng cách xà gồ mái tôn chuẩn xác nhất. Với những hệ khung kèo 2 lớp ta thường đặt khoảng cách vỉ kèo lý tưởng là 110cm – 120cm là hợp lý, đối với hệ kèo 3 lớp thì khoảng cách lý tưởng nhất là 80 – 90cm
Mái tôn là vật liệu được sử dụng nhiều ở Việt Nam do đặc tính chống nóng, chống nhiệt hiệu quả, tiện lợi và thẩm mỹ với nhiều kiểu dáng đa dạng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách tính khoảng cách xà gồ mái tôn chuẩn chỉnh nhất cho thiết kế tầng mái ngôi nhà của bạn.
1. Xà gồ là gì? Vai trò và cách phân loại xà gồ
1.1. Khái niệm xà gồ
Xà gồ là một cấu trúc thanh dạng chữ hoặc dạng rãnh, đặt liên kết với nhau ngang – dọc mái nhà và được hỗ trợ chịu tải bởi các bức tường bao quanh ngôi nhà.
1.2. Xà gồ có vai trò gì?
Xà gồ thường được dùng trên tầng mái của các công trình nhà dân hoặc các côn trình nhà xưởng bằng kết cấu thép, có tác dụng để chịu tải và liên kết các tấm mái tôn với nhau.
1.3. Phân loại xà gồ
Xà gồ được phân loại theo nguyên liệu sản xuất và theo hình dạng thiết kế :
Phân loại theo nguyên liệu sản xuất
Xà gồ thép mạ hợp kim nhôm kẽm được làm từ thép cán nóng, cán nguội sau đó được phủ một lớp mạ hợp kim nhôm kẽm lên bề mặt. Loại xà gồ này có khả năng chịu lực lớn, chống được sự oxi hóa do môi trường khắc nghiệt tác động trong thời gian dài, thân thiện với môi trường. Do có tình thẩm mỹ cao và lắp đặt dễ dàng nên xà gồ thép mạ kẽm thường được người dùng sử dụng nhiều hơn so với các loại xà gồ khác.
Xà gồ thép đen là loại xà gồ được làm hoàn toàn từ nguyên liệu thép cao cấp, qua quy trình cán nóng thép bằng công nghệ hiện đại cho ra sản phẩm xà gồ có chất lượng cao, nhẹ và bền chắc, chống cháy tốt và không gây ô nhiễm môi trường.
Phân loại theo hình dáng thiết kế thì phổ biến nhất là xà gồ hình chữ C và hình chữ Z
Xà gồ hình chữ C hay chữ Z đúng như tên gọi của chúng, là dạng thanh thép được tạo theo khuôn hình chữ C hoặc chữ Z, sản xuất theo tiêu chuẩn của Nhật Bản hoặc Châu Âu nên đảm bảo về chất lượng, độ bền chắc cũng như độ võng cho phép. Xà gồ loại này có nhiều kích thước khác nhau như: 80, 100, 125, 150, 180, 200, 250, 300, chiều dày từ 1.5mm đến 3mm.
Tham khảo thêm :
- Báo giá làm mái tôn giá rẻ, chất lượng nhất 2023
- Tổng hợp các mẫu hàng rào sắt hộp đẹp
2. Vì sao chúng ta cần tính khoảng cách xà gồ mái tôn?
Như đã nói ở trên, xà gồ có vai trò chống đỡ, chịu tải và liên kết mái tôn, vì thế việc tính toán trước khoảng cách xà gồ mái tôn để có số liệu chuẩn xác, hợp lý sẽ giúp bạn giải quyết được rất nhiều vấn đề trước và sau công đoạn lắp đặt.
2.1. An toàn khi sử dụng
Vấn đề an toàn luôn được đặt lên hàng đầu trong thiết kế xây dựng, việc tính toán trước khoảng cách xà gồ mái tôn sẽ giúp công nhân lắp đặt xà gồ bố trí đúng vị trí, tiêu chuẩn và đảm bảo khả năng chịu tải cho kết cấu chung của ngôi nhà.
2.2. Tăng độ bền và tuổi thọ công trình
Việc tính toàn hợp lý sẽ giúp bạn thi công lắp đặt mái tôn chính xác hơn, không cần phải mất công tháo ra lắp lại nhiều lần trong quá trình sử dụng, qua đó giúp tăng độ bền của xà gồ và mái tôn cũng như tuổi thọ của công trình.
2.3. Giúp tiết kiệm chi phí
Việc tính toán hợp lý đương nhiên sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí ở các công đoạn thi công, sửa chữa trong suốt quá trình sử dụng.
3. Cách tính khoảng cách xà gồ mái tôn hợp lý
3.1. Xác định khoảng cách xà gồ lợp mái tôn
Khoảng cách xà gồ thép lợp tôn phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Chiều dày của các vật liệu cấu tạo mái như xà gồ (đòn tay), kèo và các tấm tôn lợp
- Độ dốc của mái là tiền đề cho việc chuẩn bị các nguyên vật liệu, giúp bạn tính toán khoảng cách xà gồ mái tôn hơpj lý. Độ dốc mái tôn phụ thuộc vào các yếu tố như chiều dài mái cần thoát nước, lưu lượng nước mưa và tính thẩm mỹ của công trình.
- Công thức tính độ dốc của mái tôn: Độ dốc mái tôn = chiều cao mái/chiều dài mái.
- Theo kinh nghiệm thi công, thông thường khoảng cách xà gồ đối với 1 lớp tôn từ 70 – 90cm, 80 – 120cm với tôn xốp chống nóng là hợp lý.
3.2. Khoảng cách xà gồ mái tôn đạt tiêu chuẩn
Khoảng cách xà gồ mái tôn đối với từng công trình và từng loại khung kèo khác nhau cũng được bố trí khác nhau. Với những hệ khung kèo 2 lớp ta thường đặt khoảng cách vỉ kèo lý tưởng là 110cm – 120cm là hợp lý, đối với hệ kèo 3 lớp thì khoảng cách lý tưởng nhất là 80 – 90cm.
3.3. Phương pháp tính khoảng cách xà gồ mái tôn theo phong thủy
Xà gồ theo Sinh – Trụ – Trụ – Hoại – Diệt
Từ công thức sau:
SINH=[4 x n +1]
Trong đó, “n” là số chu kỳ lặp lại.
Dựa vào công thức trên thì thanh xà gồ đầu sẽ là SINH, thanh thứ hai là TRỤ, thanh thứ ba là là HOẠI, thanh thứ tư là DIỆT. Và cứ tiếp tục như thế để có thể ra một số SINH, TRỤ đẹp.
Tính Xà gồ theo trực tuổi
Đây là cách tính xà gồ thuận theo Ngũ Hành , ta xem xà gồ theo trực tuổi để có thể hợp phong thủy như sau:
- Dựa vào năm sinh thuộc can – chi nào của gia chủ, ta tra bảng Trực – Tuổi và xác định trạch chủ nằm ở Trực nào.
- Lấy đòn giông làm trạch chủ rồi bắt đầu khởi tại Trực của trạch chủ rồi cứ thế đếm xuống tới bậc đầu tiên là bậc số 1 và tìm trực của phu tử.
- Cuối cùng là xem xét đánh giá Trực chủ và Trực phu tử về mặt ngũ hành, nếu sinh là tốt, nếu khắc là xấu.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về: Khoảng cách xà gồ mái tôn. Mong rằng, bạn sẽ có thêm các thông tin hay, bổ ích sau khi đọc xong bài viết này.