Cách làm mái tôn chống bão là nhu cầu cấp thiết khi mưa bão thiên tai hiện nay rất khó lường. Làm mái tôn chống mưa bão cũng là cách để bảo vệ ngôi nhà tránh khỏi những rủi ro do thiên nhiên mang lại.
Nhìn lại 3 cơn bão vừa qua, tuy không để lại hậu quả nặng nề, nhưng không phải vì thế mà chúng ta chủ quan trọng việc chằng chống nhà cửa, gia cố cho mái tôn chống bão lũ. Bởi thực tế cho thấy trong các cơn bão to số lượng các ngôi nhà bị tốc mái rất nhiều. Để gia cố thêm cho mái tôn, gia chủ cần biết cách để chống bão cho mái tôn nhà mình.
Tham khảo: Xưởng làm mái tôn Hà Nội uy tín chuyên nghiệp
Sử dụng vật liệu gia cố làm mái tôn chống bão
Gia cố mái tôn bằng tăng số lượng đinh vít
Để tăng sức bám của mái tôn trước gió bão lớn cần bắt thêm đinh vít lên mái tôn. Công việc này nên làm khi tiến hành xây dựng nhà mới. Bởi khi đó, khoảng cách giữa các mối đinh vít sẽ được tính toán đúng nhất để làm sao tăng bức bám, sức khỏe cho mái tôn. Một số lưu ý khi gia cố như sau:
- Kích thước xà gồ sẽ phụ thuộc vào khoảng cách giữa các vì kèo và vật liệu xà gồ và khoảng cách giữa các xà gồ phụ thuộc vào tôn lợp
- Trên 1m mái tôn cần bắn thê, 5 vít nữa đặc biệt tại vị trí thanh xà gồ cuối cùng
- Liên kết giữa tấm nóc với tấm phủ góc đầu hồi cần phải làm tốt nhất
- Vít chặt lại các đinh vít cũ trên hệ thống mái tôn và khung mái tôn
Đối với các đinh vít được bắn từ lúc mới làm mái tôn ban đầu, qua nhiều năm sử dụng cần phải được vít lại cho chặt, thông qua đó cũng biết được những mũ đinh vít nào bị rỉ, hỏng để còn thay thế kip thời. Tốt nhất là nên sử dụng đinh vít làm từ Inox sus304 là loại inox không rỉ có có khả năng chống ăn mòn cao.
Lưu ý: Có rất nhiều người chủ quan khi không bắt vít lại mái tôn nhà mình dẫn đến khi mưa bão về bị tốc mái tôn.
Xem thêm: Tips gia cố mái tôn chống bão hiệu quả
Gia cố bằng ke trên tấm nóc mái
Ưu điểm của ke là có độ bền cao, chịu được sức gió bão giật cấp 10-12…Khi bắn lên mái tôn, diện tích ke được trùm lên toàn bộ sóng dương và một phần sóng âm và được giữ chặt thành một khối thống nhất. Nhờ thế làm tăng độ khít giữa điểm giao của hai tấm tôn làm cho gió không luồn vào được, giữ chắc mái tôn và xà gô không bị bay, xé khi có gió bão lên tới cấp 10-12.
Đây 4 cách để làm mái tôn chống bão hiệu quả nhất. Tuy nhiên nhiều cách phải được thực hiện lúc bắt đầu thi công công trình hoặc chí ít có thời gian để sửa mái tôn, gia cố lại mái và khung mái tôn. Còn với trường hợp khẩn cấp, bão gần bờ không có thời gian để thực hiện những cách chống bão này thì sao.
Đó là cách sử dụng các bao tải cát đè lên mái tôn nhằm tạo sức nặng cho mái tôn khiến chúng không thể bị gió bão quấn đi. Cách này chỉ được áp dụng tạm thời trong trường hợp bão gần bờ sắp đổ bộ. Bởi nếu không cẩn thận rất dễ dẫn đến việc phải sua mai ton sau khi bão đi qua . Có một số lưu ý với cách chống bão cho mái tôn này như sau:
- Các bao tải cát cần phải đặt phân bố đều trên mái tôn, tránh việc đặt không đều có thể dẫn đến hư hỏng.
- Tùy vào diện tích và độ khỏe của mái tôn mà làm bao tải cát có trọng lượng tương đương.
- Không làm những bao tải cát quá nặng so với sức chịu đựng của mái tôn.
Trên đây là những cách làm mái tôn chống bão, đặc biệt là những ngôi nhà gần biển thì vấn đề chống bão cho ngôi nhà cần phải được chú ý.