Đoạn đường từ quá khứ đến hiện tại đã chứng kiến sự đổi thay của vô số điều trong cuộc sống, những cái mới thay thế cái cũ, kiến trúc mới thay thế lối kiến trúc cũ. Cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa mái nhà truyền thống và hiện đại qua những chia sẻ của xây dựng Ánh Dương trong bài viết dưới đây.
Và mái nhà là một trong số đó. Vậy đâu là sự khác nhau giữa mái nhà truyền thống và mái nhà hiện đại?
Mái nhà truyền thống có đặc điểm gì?
Dọc theo dòng lịch sử, mái nhà khởi nguồn bằng những vật liệu có nguồn gốc thiên nhiên. Mỗi địa phương có một loại mái – một loại vật liệu đặc thù cho mái.
Ở miền Bắc có mái tranh, mái rơm – rạ, mái cọ… còn miền Nam sử dụng nhiều lá dừa để lợp mái. Kết cấu khung mái là tre, gỗ với những liên kết mộng, chốt, hay thậm chí buộc bằng lạt tre (ở miền Bắc) hay dây dừa (ở miền Nam)… Những mái nhà nguyên sơ này vẫn còn tồn tại ở nhiều vùng quê Việt Nam ngày nay.
Mái nhà tiếp theo chính là mái ngói đất nung. Mái ngói đã trở thành một hình ảnh điển hình trong kiến trúc truyền thống Việt Nam. Mái ngói cùng hệ kết cấu khung gỗ là một sự kết hợp tuyệt vời của vật liệu với vật liệu, của kiến trúc và điêu khắc. Mái nhà dân gian có bốn mái hoặc hai mái, các công trình nhà ở quy mô nhỏ thường là hai mái. Tuỳ từng loại công trình mà mái ngói đi kèm với những chi tiết trang trí khác ở bờ nóc, bờ chảy, đầu đao, diềm mái… Nhiều hình tượng và những ước mơ, khát vọng của con người được lồng ghép vào những chi tiết trang trí trên mái hay ở hệ khung vì kèo gỗ.
Kiến trúc nhà đẹp nông thôn miền bắc đồng bằng Bắc Bộ thường gắn với phong tục, bản sắc văn hóa và nếp sống sinh hoạt riêng của người miền Bắc. Không gian chia thành 3 gian 5 gian hay nhà 7 gian đẹp ở giữa có góc thờ từ đường hay phòng thờ họ lớn. Còn 2 bên thiết kế sập gụ bằng phản gỗ mà người miền Trung hay miền Nam thường hay gọi. Thông thường người con trai trưởng mới xây kiểu nhà truyền thống Bắc Bộ này.
Tham khảo: So sánh mái ngói và mái tôn chi tiết từ A – Z
Mái nhà hiện đại có đặc điểm gì?
Đối với kiến trúc hiện đại, sự sáng tạo nghệ thuật đã mang đến nhiều khối cấu trúc với các kiểu mái nhà khác nhau. Những kiểu mái nhà đạt chuẩn có khả năng tụ khí trong không gian của ngôi nhà chính là mái tam giác truyền thống, mái tròn và cuối cùng là mái bằng. Ngày nay, để tăng thêm giá trị thẩm mỹ của ngôi nhà các gia chủ lựa chọn mái nhà với các nhịp điệu gấp gãy, điều đó vừa mang lại một sắc thái riêng vừa có không gian “giải nhiệt” dưới mái vào mùa hè. Mặt khác, thiết kế mái nhà cũng là giải pháp để chống thấm trên mái bằng.
Tùy theo môi trường cảnh quan, các diện của mái thường quanh quẩn theo hình thức hai mái, nhưng đã được xử lý. Những kiểu hai, ba mái đôi theo nhiều phương đa dạng, làm nên chất thơ cho “chiếc nón” của ngôi nhà. Mái cũng không còn liên tục và dày khít như trước kia. Trên khoảng mái rộng để chừa lại một ô vuông đủ lớn để đón ánh nắng mặt trời cho sân phơi trên tầng áp mái.
Kinh nghiệm lựa chọn vật liệu làm mái nhà
Khi làm nhà, một trong những vấn đề mà nhiều gia chủ quan tâm là chọn các vật liệu làm mái nhà như thế nào cho phù hợp với kiến trúc và công năng sử dụng của công trình. Sự lựa chọn vật liệu làm mái nhà như thế nào có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí, độ bền, thẩm mỹ,…của ngôi nhà. Vì thế, cần có sự tìm hiểu trước khi đưa ra lựa chọn cho gia đình mình, bạn cần biết về các vật liệu làm mái nhà để đưa ra sự lựa chọn tuyệt vời nhất cho phần mái công trình nhà mình
Vật liệu làm khung kèo lợp ngói
1. Gỗ – Một trong các vật liệu làm mái nhà truyền thống
Vật liệu gỗ (hay tre) được sử dụng trong thiết kế và thi công mái nhà tại các vị trí: xà gồ, cói giang,.. Đặc biệt được sử dụng trong nhiều công trình nhà ở truyền thống như các mẫu nhà cấp 4, các thiết kế nhà thờ họ… Vật liệu gỗ thường được dùng tại các vị trí khung xương của mái nhà.
Đây là vật liệu làm mái nhà truyền thống được sử dụng rất phổ biến trong các công trình nhà ở truyền thống. Việc sử dụng xà gồ gỗ, vật liệu gỗ làm mái nhà sẽ giúp cho phần mái nhẹ hơn, có khả năng chống đỡ được sức nặng của tầng mái, đảm bảo được độ bền cao và độ co giãn tốt khi nhiệt độ thay đổi. Hơn nữa, cũng dễ dàng thi công và lợp mái ngói hơn. Ngoài ra cũng mang tới giá trị thẩm mỹ cao cho ngôi nhà với những vẻ đẹp tự nhiên của nó. Việc lựa chọn loại xà gỗ cho mái nhà sẽ phụ thuộc vào tải trọng cũng như kích thước của mái lợp sử dụng. Hơn nữa, vật liệu làm mái bằng gỗ cũng dễ dàng cho việc thi công và lợp mái ngói sau này. Ngoài ra, giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà cũng cao hơn bởi vẻ đẹp tự nhiên mà vật liệu gỗ mang lại cho mái nhà. Điều này bạn có thể dễ dàng cảm nhận khi nhìn từ phía trong của nhà lên trên.Thông thường, nếu như sử dụng gỗ làm vật liệu làm mái nhà, thì phần trần sẽ được để trống, không sử dụng trần thạch cao hay trần nhựa để phô ra vẻ đẹp nguyên thủy của vật liệu gỗ sẵn có đó!
Tuy nhiên, đây cũng là một trong các vật liệu làm mái nhà có nhiều nhược điểm, đặc biệt là khả năng dễ bị mối mọi, cong vênh, mục nát do đây là đặc tính tự nhiên của gỗ, nếu không được gia công đúng cách. Hơn nữa, với điều kiện thời tiết nóng ẩm của nước ta, việc mái nhà làm bằng loại vật liệu này cũng bộc lộ nhiều khuyết điểm. Không chỉ có vậy, chi phí của loại vật liệu gỗ tự nhiên dùng để làm mái nhà cũng khá cao so với các vật liệu hiện nay. Do đó, gỗ đang ngày càng được sử dụng ít đi trong các công trình nhà ở.
2. Thép – vật liệu làm mái nhà hiện đại
Hiện nay, vật liệu thép được sử dụng phổ biến trong các mẫu thiết kế nhà ở, biệt thự hiện đại. Thép được sử dụng trong hệ khung kèo mái ngói, vì kèo thép được ứng dụng rất phổ biến trong các thiết kế biệt thự. Loại vật liệu làm mái nhà này có ưu điểm so với các sản phẩm khác như:
- Thời gian thi công nhanh, độ an toàn và chính xác cao trong khi thi công.
- Độ bền cao: Thép có khả năng chống rỉ sét, không cần sơn phủ lớp bên ngoài
- Trọng lượng của thép nhe, giảm tải trọng cho giàn móng công trình
- Vật liệu thép được thực hiện dễ dàng thi công theo những hình thức, kết cấu mái khác nhau nên tính ứng dụng của loại vật liệu làm mái nhà này khá cao
- Chất lượng của loại thép làm mái nhà này cũng được đảm bảo tính thẩm mỹ, độ bền và kết cấu cho mái của công trình.
3. Bê tông
Bê tông hiện nay cũng là một trong số các vật liệu làm mái nhà được sử dụng phổ biến hiện nay. Bê tông được xem là một trong các vật liệu làm mái nhà có tính năng động và công nghiệp hiện nay. Mái bê tông được sử dụng trong kết cấu mái được thực hiện theo phương pháp đổ bê tông (được sử dụng trong nhiều công trình nhà ở mái bằng, mái dốc hiện đại).
Hiện nay, phương pháp đổ bê tông mái toàn khối được áp dụng rộng rãi và phổ biến trong nhiều công trình nhà ở dân dụng, biệt thự vì có khả năng chống thấm cao và tạo độ cứng cho không gian lớn của công trình. Cấu tạo bản mải toàn khối gần giống cấu tại bản sàn phẳng nhưng mái phải đảm bảo được các yêu cầu về cách nhiệt, chống dột, chịu được mưa nắng. Các lớp cấu tạo của mái khác với các lớp cấu tạo của sàn. Đổ bê tông tmasi cũng tương tự như đổ bê tông sàn,tuy nhiên, nếu vào mùa hè, khi nhiệt độ ngoài trời trên 30 độ C thì cần phải đổ bê tông liên tục để đảm bảo tính liên kết của bê tông. Nếu bắt buộc phải ngừng lại thì cần chờ bê tông tương đối cứng mới tiếp tục đổ ( sau từ 1 đến 2 ngày). Việc đổ bê tông nối tiếp phải đươc thực hiện đúng quy phạm khớp nối bê tông ( khe thi công, mạch thi công).
Bởi tính cơ động, nhanh chóng, và dễ dàng áp dụng đại trà trên nhiều công trình, mà bê tông trở thành 1 trong các vật liệu làm mái nhà được nhiều công trình áp dụng và mang lại hiệu quả kinh tế cũng như hiệu quả sử dụng cao!
Xem thêm: Vật liệu làm mái nhà nào thích hợp với vùng khí hậu nóng ẩm?
Các vật liệu làm mái nhà – lợp mái
Các vật liệu làm mái nhà cần được lựa chọn đúng đắn và phù hợp với kiến trúc cũng như mong muốn của công trình. Vì lợp mái là một trong những công đoạn, khâu cuối cùng trong việc hoàn chỉnh một căn nhà. Bởi thế mà người xưa quan niệm rằng, phải làm lễ cất nóc, nghĩa là lên đỉnh mái nhà mới coi như là ngôi nhà đã hoàn thành. Chính vì thế, mà tầm quan trọng của việc lựa chọn các vật liệu làm mái nhà- vật liệu lợp mái ra sao là rất quan trọng, mà chủ đầu tư cần phải hiểu và nắm bắt rõ những yêu cầu này để có thể lựa chọn cho gia đình mình loại vật liệu phù hợp:
1. Ngói đất nung- vật liệu làm mái nhà truyền thống
Ngói đất nung là một trong các vật liệu làm mái nhà truyền thống được sử dụng phổ biến trong nhiều công trình hiện nay. Ngói đất sét nung ưa nhìn, không thấm nước và bền. Loại ngói này được làm từ đất sét nung ở nhiệt độ cho tới khi chín. Bề mặt ngói đất nung có màu đỏ gạch tự nhiên, được sử dụng phổ biến trong các công trình nhà ở, biệt thự vườn truyền thống. Để chọn lựa ngói đất nung cho vật liệu làm mái nhà hiện nay, bạn có thể chú ý đến ưu, nhược điểm của loại ngói này khi lợp mái nhà để có thể cân nhắc việc lựa chọn:
2. Ngói bê tông – vật liệu làm mái nhà hiện đại
Ngói bê tông (hay ngói màu) là một trong số các vật liệu làm mái nhà mới xuất hiện khoảng chục năm gần đây. Đặc tính của loại ngói này là kiểu dáng đa dạng như kiểu sóng lớn, sóng nhỏ,… Với đa dạng màu sắc mái ngói để bạn có thể lựa chọn và xây dựng để mang lại vẻ đẹp thanh lịch, mạnh mẽ, hài hòa, và tươi mới cho không gian sử dụng của ngôi nhà. Về ưu điểm, loại ngói lợp nhà này tương đối dễ dàng lắp đặt hơn so với ngói đất nung. Ngói màu xi măng nhẹ hơn ngói truyền thống khoảng 20%, vì thế trọng lượng của mái cũng giảm đi đáng kể so với các vật liệu làm mái nhà khác.
Lựa chọn đa dạng về màu sắc có lẽ là ưu điểm lớn nhất của loại vật liệu lợp mái nhà này. Bạn có thể tùy ý sử dụng màu sắc ngói phù hợp với nhu cầu và mong muốn của gia đình mình để đưa ra được lựa chọn hợp lý nhất với phương án thiết kế của gia đình mình!
3. Tôn- Một trong các vật liệu làm mái nhà giá rẻ
Thay thế vật liệu ngói lợp truyền thống, bạn có thể lựa chọn vật liệu làm mái nhà thay thế như tôn lợp mái ngói. Mái tôn (hay tấm lợp) đã trở thành vật liệu lợp phổ biến trong các công trình nhà ở dân dụng hiện nay. Vì ngoài độ bền, đẹp, thì vật liệu tôn lợp mái nhà còn giúp giảm chi phí. Đây là loại vật liệu lợp với nhiều màu sắc, kết cấu, và mẫu mã sẵn có, đáp ứng được sở thích và tính thẩm mỹ của nhiều người. Đương nhiên, để tôn lên sự sang trọng cho các thiết kế biệt thự, thiết kế lâu đài, thì vật liệu tôn lợp mái không thể so sánh được với mái ngói.
Đương nhiên, cũng giống như nhiều loại vật liệu làm mái nhà khác, tôn cũng có ưu điểm riêng, thể hiện ở: sự bền, nhẹ, dễ dàng thi công, lắp đặt nhanh, ít phải bảo dưỡng… nên ngày càng được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Mái tôn sử dụng bộ khung kèo thép, có thể để trống bốn mặt xung quanh mà không cần xây tường đỡ. Tôn lợp có hai dạng chính là sóng tròn và sóng vuông.